Bài này đã được đăng trong Tạp Chí
Hoạt Động Khoa Học của Bộ Khoa Học và
Công Nghệ số 9.2004 (544) Năm thứ 46 trang50-51
****************
ĐI TÌM MỘT MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO
DỤC
VÀ NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ Y SINH TẠI
VIỆT
VÕ VĂN TỚI (*)
Hiện nay chúng ta
đang rất thiếu đội ngũ giảng viên
xuất sắc về công nghệ cao, nhất là công nghệ
Y Sinh. Bài viết này đề xuất một mô hình hợp
tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong việc thành lập
một Phân khoa ảo trong lĩnh vực công nghệ Y Sinh,
nhằm đào tạo một thế hệ chuyên gia đáp ứng
yêu cầu trong lĩnh vực công nghệ này cho Việt Nam
trong tương lai.
Vấn đề đầu tiên đặt
ra ở đây là Việt
Theo chúng tôi, để có
thể hấp thu các công nghệ cao, Việt
Tại sao cần xây
dựng mô hình Phân khoa ảo?
Một
mô hình hoàn hảo và hữu hiệu phải là một mô hình
đào tạo cả một nhóm người cùng hoạt
động theo một chủ đề và trong một
cơ sở vật chất đầy đủ. Mô hình đó
phải hội đủ hai điều kiện: 1) Do người Việt Nam sáng
tạo và chủ động vì chỉ có những
người Việt Nam mới biết rõ nhu cầu và hoàn
cảnh thực sự của đất nước mình;
2) Được nuôi dưỡng trong một hệ
thống giáo dục vừa uyển chuyển vừa
năng động.
Hoa Kỳ là một môi trường có thể đáp ứng
được các yêu cầu đó. Hơn nữa, trong khoa học và công nghệ, một phân khoa hoàn hảo
phải gắn kết được đào tạo
với nghiên cứu, hàn lâm với công nghiệp, khoa học
và công nghệ với
kinh tế, lý thuyết với thực hành, ý tưởng
với thực tiễn. Điều này có nghĩa là phân khoa
đó không chỉ gồm các nhà khoa học, mà còn có các nhà
quản trị, kinh doanh, những người có kinh
nghiệm lãnh đạo, có khả năng biến kết
quả nghiên cứu thành những sản phẩm
đứng vững trên thị trường và sinh lợi. Điều
này sẽ giúp phân khoa tự lực cánh sinh và giúp cho nền
kinh tế đất nước phát triển. Ngoài ra, những
người đó còn phải có khả năng và nhiệm
vụ giảng dạy để nhân rộng sứ
mạng của mô hình cho thế hệ mai sau: Đó là
sự kết hợp giữa đào tạo với nghiên
cứu và quản lý. Họ cũng sẽ là những người
mở đường cho việc tạo dựng trung tâm
chất lượng cao cho lĩnh vực liên quan.
Để
xây dựng thành công Phân khoa ảo, trường đại
học dùng làm môi trường nuôi dưỡng phải có
người điều phối hiểu biết không
những về ngành khoa học công nghệ liên quan mà còn
cả về hiện trạng của hai nước và hai
nền văn hóa. Trong thời gian nuôi dưỡng này, các
thành viên Việt Nam sẽ cùng nghiên cứu với nhau và
với các nghiên cứu gia của trường đại học Hoa Kỳ. Họ không
những làm việc trong lĩnh vực khoa học công
nghệ mà còn trong những lĩnh vực quản trị và
kinh doanh nữa. Mặc dù đây chỉ là một phân khoa
ảo nhưng họ sẽ điều hành nó như
một phân khoa thực sự. Vì cách bố cục như
thế, Phân khoa này có thể thu hút các sinh viên Mỹ gốc
Việt hoặc những người Việt Nam ở
nước ngoài đã thành tài và mong trở về phục
vụ đất nước. Khi trở về Việt Nam,
họ sẽ mang theo những kiến thức mới
về nghiên cứu, đào tạo, quản trị và
những trang thiết bị mà họ đã sử dụng
trong thời gian học tập tại Hoa Kỳ. Trong giai
đoạn chuyển tiếp, các giáo sư thỉnh
giảng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giúp đỡ trong
việc đào tạo các học viên mới, triển khai
cơ cấu và các hoạt động khác của Phân khoa tại
Việt Nam. Sau đó, họ sẽ thiết lập
những chương trình đào tạo từ xa để
giữ mối liên hệ và cập nhật thông tin phục
vụ cho đào tạo. Như vậy, nhờ sự hiểu
biết về nhu cầu và điều kiện làm việc
của Việt Nam, những thành viên của Phân khoa sẽ
được trang bị những kiến thức mũi
nhọn để có thể đưa những công nghệ
mới nhất của quốc tế vào đất
nước mình một cách hữu hiệu nhất. Trên
nguyên tắc, mô hình này có thể áp dụng cho bất kỳ
lĩnh vực khoa học và công nghệ nào nhằm
triển khai nhanh chóng khoa học và công nghệ hiện
đại vào bất kỳ trường đại
học nào tại Việt Nam một cách hiệu quả
nhất.
Sau khi
đánh giá nhu cầu và tiềm năng trí tuệ của
Việt Nam, chúng tôi cho rằng có thể triển khai hai
lĩnh vực chính trong khuôn khổ chương trình này là Chế tạo thiết bị Y
Sinh và Y học tái tạo bằng gen.
Chế
tạo thiết bị y tế đóng vai trò quan trọng
trong chăm sóc sức khỏe con người và có ảnh
hưởng to lớn tới kinh tế, do vậy rất
cần những kỹ sư sáng chế, vận hành và
bảo trì các thiết bị này. Những
kỹ sư này cũng sẽ là những cộng tác viên
đắc lực có thể giúp các nhà nghiên cứu trong công việc
của họ, giúp đỡ các nhà quản lý bệnh
viện trong việc lựa chọn các thiết bị thích
hợp và giúp đỡ các nhà đầu tư trong việc
xác định nhu cầu. Việt
Đồng thời, để chuẩn
bị cho tương lai của ngành công nghệ Y Sinh, Việt
Mục đích cụ
thể
Phân khoa ảo về công
nghệ Y Sinh sẽ gồm những học viên Việt
Trong thời gian học tập
tại Hoa Kỳ, học viên Việt Nam có thể về
nước dạy các khóa học hè tại trường
đại học của mình cùng với các giáo sư Hoa
Kỳ. Cần nên khuyến khích giáo sư công nghệ Y Sinh
của các trường đại học Hoa Kỳ khác tham
gia vào chương trình bằng cách tiến hành seminar hay
giảng bài cho nhóm học viên này. Các học viên cũng
sẽ có cơ hội quan sát sinh hoạt của các phân khoa công
nghệ Y Sinh ở các trường đại học khác
và ngành công nghiệp này. Phân khoa ảo sẽ mở cửa
cho những nhà khoa học Hoa Kỳ muốn sang Việt
Chương trình sẽ thành
lập Ban giám sát và cố vấn, mỗi năm họp
một lần để giám sát tiến trình và đánh giá mức
độ thành công của dự án. Ban này gồm một
thành viên thuộc ngành công nghệ Y Sinh địa
phương và các thành viên của: Cơ quan tài trợ
chương trình, Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa Kỳ, Hội
đồng đánh giá kỹ thuật và công nghệ (ABET), trường
đại học Hoa Kỳ, Đại học ở
Việt
Các cơ quan có tiềm năng hỗ trợ dự án
-
Trường
đại học Hoa Kỳ: Miễn học phí cho học
viên của chương trình; cho quyền sử dụng giáo
sư, nhân sự, phòng ốc, phòng thí nghiệm và trang
thiết bị; giảm thiểu tối đa chi phí gián
tiếp cho dự án.
-
Các trường
đại học Việt
-
Quỹ giáo dục
Việt Nam (VEF): Đài thọ học bổng cho học
viên Việt
-
Quỹ khoa học
Quốc gia và các viện y tế Quốc gia: Tài trợ
những chương trình nghiên cứu khoa học và giáo
dục liên quan và một số chi phí cho chương trình.
-
Các cơ quan
tài trợ khác như Chính phủ Việt
Tóm lại, nếu mô hình Phân khoa ảo được
triển khai thực hiện và thực sự phát triển
tại nhiều trường đại học của Việt
Nam, dự án này sẽ mang lại những lợi ích thiết
thực cho cả hai phía: Việt Nam sẽ đào tạo được
một thế hệ chuyên gia giỏi về công nghệ y
sinh để có thể thúc đẩy nhanh chóng sự phát
triển của ngành này tại Việt Nam, thu hút được
các nhà khoa học trẻ của Hoa Kỳ và Việt Nam, đồng
thời phía Hoa Kỳ cũng có cơ hội tìm kiếm được
những tài năng mới trong quan hệ cộng tác nghiên cứu
công nghệ Y Sinh, và có ảnh hưởng tốt tới việc
mở rộng thị trường cho ngành công nghiệp sản
xuất thiết bị y tế tại Việt Nam.
(*) GS, Khoa Công Nghệ Y Sinh học,
Đại học Tufts, Hoa Kỳ.